BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
PHÒNG TRÁNH BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
1. Thông tin về dịch bệnh:
 Bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu lưu hành ở Trung Phi và Tây Phi. Nhưng từ tháng 5/2022, bệnh đã xuất hiện ở bên ngoài 2 khu vực này và bắt đầu lây lan nhanh. Tính đến nay, đã có hơn 16.000 ca và 75 quốc gia báo cáo có ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc gần, qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
Ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu vì làn sóng bùng phát các ca mắc đậu mùa khỉ tại nhiều nơi trên thế giới. Đây là mức cảnh báo cao nhất của WHO liên quan tới sự bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ.
2. Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Đậu mùa khỉ là một bệnh do virut có ' họ hàng" với bệnh đậu mùa phổ biến gây ra. Người mắc bệnh thường có các triệu chứng như phát ban, sốt, đau đầu...
Thời gian ủ bệnh từ 5 đến 21 ngày. Thông thường từ 6 đến 13 ngày.
Các triệu chứng có từ nhẹ đến nặng và thừơng tự mất trong vòng 2 đến 3 tuần. Các vết loét có thể gây ngứa hoặc đau.
Ở một số ít người như trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch có thể diễn biến nghiêm trọng hơn và tử vong.
3. Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền  như thế nào?
Từ loài  vật gặm nhấm lây qua người.
Từ người bệnh lây sang  người lành qua tiếp xúc trực tiếp thông qua:
Vết loét, vảy, nốt ban hoặc dịch cơ thể ( dịch, mủ hoặc máu từ tổn thương trên da).
Nước bọt , giọt bắn- tiếp xúc mặt đối mặt trong thời gian dài.
Vật dụng như ga giường hoặc khăn đã qua sử dụng.
Trong khi quan hệ tình dục.
Căn bệnh này cũng có thể lây từ mẹ sang thai nhi và dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh.
4. Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ là phát ban với mục nước trên mặt, bàn tay, bàn chân, mắt, miệng và bộ phận sinh dục.
Phát ban ở bộ phận sinh dục và xung quanh hậu môn là những triệu chứng liên quan đến đợt bùng  phát dịch hiện nay.
Cùng với phát ban, các triệu chứng khác gồm sốt, giảm năng lượng, đau đầu mệt mỏi và sưng hạch.
Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền bệnh trong thời gian có triệu chứng.
5. Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ.
Dù chưa ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam nhưng việc phòng ngừa bệnh vẫn nên được chú trọng. Một số biện pháp có thể áp dụng để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh bao gồm:
Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ (động vật bị bệnh, động vật chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa khỉ, động vật nghi ngờ nhiễm bệnh,…).
Thực hiện ăn chín, uống sôi. Chỉ ăn các loài động vật rõ nguồn gốc xuất xứ, đã qua kiểm định.
Tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh. Không chạm vào các vật dụng của người có nguy cơ nhiễm bệnh.
Cách ly người có triệu chứng bệnh/có nguy cơ nhiễm bệnh.
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác.
 Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
Nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh. Thường xuyên cập nhật các thông tin bệnh./.
2018 © Trường Tiểu học Tân Tập 1
Địa chỉ: Cần Giuộc - Long An
Thiết kế bởi VNPT Long An